Học viên Điều dưỡng từ LIA – Việt Nam sang Hamburg – Đức
Chất lượng đào tạo chính là lý do Doanh nghiệp Đức rất thích ĐIều dưỡng đã có bằng cấp từ VIệt Nam.
Chất lượng đào tạo Điều dưỡng sẽ phụ thuộc vào
(a). Yêu cầu đầu vào các CĐ/ĐH Điều dưỡng
(b). Chương trình Đào tạo
(c). Tiêu chuẩn đầu ra của SV Điều dưỡng
-
YÊU CẦU ĐẦU VÀO CÁC CĐ/ ĐH ĐIỀU DƯỠNG KHÁ CAO
– Với việc thi trực tiếp Đại học yêu cầu đầu vào tối thiểu 18đ- 24/ 3 môn. Sinh viên sẽ học đầy đủ các môn trong 4 năm Đại học.
– Với những trường Cao đẳng, đầu vào xét điểm học bạ THPT thường yêu cầu điểm phẩy trung bình 5.0 trở lên, xét điểm từ cao xuống thấp. Sinh viên Cao Đẳng học 3 năm, năm đầu học lý thuyết, 2 năm sau học lý thuyết song song thực hành.
– Với hệ Trung cấp xét học bạ cấp 3, từ trên xuống dưới. Sinh viên học những kiến thức cơ bản nhất chỉ trong 2 năm. So với hệ cao đẳng, hệ trung cấp học ít hơn cả về lý thuyết và thực hành.
-
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐIỀU DƯỠNG BÀI BẢN:
– Tại Việt Nam, sinh viên ngành Điều dưỡng học chuyên về chăm sóc, ngành Y sĩ học chuyên về bệnh lý và thuốc.
– Tất cả sinh viên đều được học các môn chung: ngoại ngữ, tin học, kĩ năng mềm, triết học, chính trị…
– Trong quá trình học: Sinh viên cứ học hết 1 trình(môn) sẽ phải đi kiến tập tại viện ít nhất 1 tháng, hoặc trong quá trình học thì xen kẽ 1 tháng lý thuyết – 1 tháng thực hành (hầu hết).
– Một số trường chuyên đào tạo về Điều dưỡng có những điều kiện học tập rất tốt với giảng viên giỏi, cơ sở vật chất, cơ sở thực tập cho sinh viên Điều dưỡng. (Link các trường đối tác tại Việt nam)
* LÝ THUYẾT
– Chương trình học lý thuyết Điều dưỡng gồm các chuyên khoa: Nội khoa, Ngoại khoa, Sản khoa, Nhi khoa, Truyền nhiễm, Lão khoa, Phục hồi chức năng.
– Sinh viên phải trải qua 2 loại kỳ thi trong quá trình học: thi lý thuyết và thi lâm sàng.
- Thi lý thuyết: có bài kiểm tra hàng tuần hệ số 1 và 2. Bài thi viết hết môn dùng để xét qua trình độ, nếu không sẽ qua phải học lại. Tỷ lệ được khảo sát tại trường Đại học kỹ thuật Y dược Đà Nẵng là 65/75 người đạt qua môn (85%). Giáo viên của trường – chính là các bác sĩ trong viện- là người chấm bài.
- Thi lâm sàng: Do chuyên gia tại bệnh viện cùng giáo viên trong trường kiểm tra, đánh giá.
* THỰC HÀNH
Nội dung thực hành: thực hành kiến thức chuyên môn theo từng chuyên khoa.
( Ví dụ: tìm hiểu các mặt bệnh, triệu chứng, thuốc, cách điều trị chăm sóc bệnh nhân vs từng chuyên khoa. )
Khi thi thực hành, các bác sĩ, điều dưỡng viên chuyên nghiệp đều khó tính hơn để sinh viên được tru rèn.
- CHĂM SÓC CHUYÊN MÔN: theo dõi bệnh nhân, đánh giá trình trạng bệnh nhân, thực hiện chăm sóc theo y lệnh của bác sĩ: Thực hiện tất cả các thủ thuật tiêm truyền, thay rửa vết thương, cho bệnh nhân uống thuốc và giúp họ phục hồi chức năng theo từng tình trạng bệnh…
- CHĂM SÓC CÁ NHÂN: động viên tinh thần ng bệnh (tâm sự với họ như người thân ), theo dõi đánh giá quá trình điều trị (theo dõi người bệnh có tương thích với quá trình điều trị không), đảm bảo chế độ dinh dưỡng người bệnh qua chết độ ăn ngủ (được học môn dinh dưỡng trong trường) , chăm sóc và vệ sinh thân thể (nhiễm trùng…). Với Điều dưỡng lão khoa, sinh viên cần hiểu đặc điểm của người già thường khó tính, khó diễn tả mong muốn nên điều dưỡng viên lão khoa phải tỉ mỉ, tâm lý, nhẹ nhàng.
Học ngành Điều dưỡng, sinh viên thường rất bận rộn: “Ngày nào cũng vậy, sáng em đi viện, chiều học ở trường, tối tự ôn kiến thức. Nếu không nắm lại bài thầy cô giảng thì hôm sau đi lâm sàng, chúng em không biết phải hỏi bệnh nhân những gì, không nắm được triệu chứng bệnh”, Phạm Thị Anh- một sinh viên Đại học Y Hà Nội nói.
- TIÊU CHUẨN ĐẦU RA
Sinh viên Điều dưỡng muốn tốt nghiệp phải trải qua bài thi cuối khóa gồm viết và thực hành.
Nhiều sinh viên thậm chí không tốt nghiệp nổi vì thực hành chấm điểm trên bệnh viện khá khó, tỷ lệ sinh viên đỗ thực hành trong lần thi đầu tiên không cao. Sinh viên phải thực hiện đúng quy trình vô khuẩn, từng bước quy trình trên chính bệnh nhân thực. Trong suốt bài thi, giáo viên sẽ đứng cạnh chấm điểm và hỏi ý kiến cả bệnh nhân nữa.
Thực hành công việc Điều dưỡng ở Việt Nam rất vất vả, yêu cầu rất cao, thường được làm tất cả công việc của y tá. Họ cũng thường xuyên phải trực đêm , cường độ lao động cao. Ở Việt Nam, ngành Điều dưỡng đa khoa được thực hành ở nhiều chuyên khoa: hồi sức cấp cứu, thần kinh, … nên có hiểu biết và kinh nghiệm khá là rộng.Bằng những tiêu chuẩn đó, sinh viên Điều dưỡng tốt nghiệp ra trường mới trở thành những chuyên viên lành nghề, đạt tiêu chuẩn.
*** Khi học viên đã có bằng đi theo chương trình của LIA, chắc chắn sẽ có những lợi thế cực kỳ lớn, khác biệt hoàn toàn so với những bạn chưa có bằng Điều dưỡng. (Tham khảo tại đây). Các bạn không lo học Điều dưỡng tại Việt Nam làm sao áp dụng tại môi trường Đức, bởi sang Đức học viên sẽ được đào tạo bổ sung các kiến thức còn thiếu trong 6-10 tháng để phù hợp với thực tế tại Đức.
Học viên sẽ được LIA làm thủ tục chứng nhận bằng cấp tại Đức, để được hưởng những ưu đãi trên. Hiện LIA đã thực hiện chương trình này tròn 3 năm, với hàng trăm học viên đã và đang được hưởng những ưu đãi ở Đức đúng như cam kết của LIA với học viên từ khi còn ở Việt Nam.
ĐẶC BIỆT: Chương trình này của LIA là chương trình THẾ HỆ MỚI (như thế nào là chương trình thế hệ mới xin hãy tìm hiểu tại đây) – TIÊN PHONG, ĐỘC QUYỀN với các đối tác tại Đức, với mức lương hỗ trợ cao nhất, học viên Việt Nam lần đầu tiên tốt nghiệp chương trình 1 năm chính là học viên LIA.
Bài viết thuộc bản quyền của LIA – Tổ chức Giáo dục Quốc tế Hàng đầu – chuyên gia trong lĩnh vực Du học nghề Điều dưỡng Đức. Mọi sự sao chép cần ghi rõ nguồn. LIA xin chân thành cảm ơn!