Có lẽ nếu chưa đọc bài viết này, ít ai biết rằng: “Du học Đức, ngoài CHỌN NGÀNH (y dược, kinh tế, xã hội…) ra, chúng ta còn có thể CHỌN CHƯƠNG TRÌNH HỌC, SỐ NĂM HỌC và CHI PHÍ HỌC”?
Mục đích chính cuả bài viết không nói lên ưu điểm hay nhược đỉểm của chương trình nào mà nhằm so sánh làm rõ để mỗi người tự đối chiếu với điều kiện và mong muốn của bản thân. Và đừng bỏ qua phần cuối cùng và quan trọng nhất của bài viết.
A. Khác biệt trong giáo dục giữa Việt Nam và Đức:
Hệ thống trường học của Đức, nhìn chung từ bậc trung học trở lên phân cấp khá khác với Việt Nam. Học sinh ở Đức được phân loại theo trình độ từ rất sớm, ngay sau bậc tiểu học (Grundschule). Học sinh được phân vào các trường với trình độ khác nhau: Hauptschule, Realschule, Gymnasium và Gesamtschule. Đặc biệt, người Đức đã định hướng trường ĐH và nghề nghiệp từ cấp 2, theo học lực , nên sẽ không xảy ra hiện tượng 80% đỗ tốt nghiệp và có bằng đại học kĩ sư nhưng xin đi làm thợ lắp ráp máy và phải học nghề lại từ đầu. Tại Đức chỉ có gần 1/3 số sinh viên đỗ tốt nghiệp đúng hạn, nhưng ra trường là làm được việc ngay.
Nếu ở Việt Nam chia giáo dục ĐH thành 3 cấp:
Trung cấp, dạy nghề => Cao đẳng => Đại học
thì tương tự ở Đức cũng chia thành 3 cấp:
Trường nghề (Berufschule) => Trường nghề chuyên nghiệp/ Cao đẳng (Berufschule/Fachschule) => Đại Học (Hochschule/Uni).
Nhưng đặc biệt ở chỗ bằng Đại học của Đức cũng tương đương bằng Đại học ở Việt Nam nhưng bằng tốt nghiệp trường nghề của Đức giá trị tương đương với bằng Cao đẳng ở VN.
Nói như vậy để thấy việc khác nhau giữa hệ thống giáo dục 2 quốc gia dẫn tới chênh lệch về trình độ của bằng cấp nhận được khi tốt nghiệp.
B. Khác biệt giữa du học nghề và du học Đại học:
1. Phương pháp học:
Đại học Đức kết hợp bài bản lý thuyết và thực hành với những trang thiết bị hiện đại, và bao gồm:
(i) ĐH tổng hợp (Universitӓt) có định hướng chuyên sâu về nghiên cứu, tạo ra các kiến thức mới;
(ii) ĐH Khoa học ứng dụng (Fachhochschule) định hướng thiên về thực hành;
(iii) ĐH thực hành (Berufsakademie) gắn chặt thực hành và lý thuyết
(iv) ĐH âm nhạc, phim ảnh, nghệ thuật…
(v) Berufschule– trường nghề: Du học nghề, sinh viên được học 40% lý thuyết tại trường nghề và 60% thời gian thực hành tại các cơ sở thực tập, công ty, bệnh viện…
Trong đó LIA sẽ phân tích 2 khái niệm trường dễ gây nhầm lẫn đó là ĐH thực hành và trường nghề!
- Berufsakademie:
Khi du học Đức theo dạng này, thông thường thì doanh nghiệp sẽ trả lương cho sinh viên trong suốt thời gian theo học lý thuyết tại cơ sở đào tạo và học thực hành tại doanh nghiệp, đủ để trang trải học phí và các chi phí sinh hoạt khác.
Lợi thế của loại hình đào tạo này là sinh viên sẽ nắm vững kiến thức và có luôn kinh nghiệm làm việc tại doanh nghiệp. Do vậy chắc chắn sinh viên sẽ có việc làm sau khi tốt nghiệp, trong đó phần lớn được tuyển dụng bởi những doanh nghiệp đã nhận sinh viên thực hành. Ngoài ra, sinh viên tham gia chương trình du học Đức này sẽ không phải trả tiền học phí và các chi phí học tập liên quan khác.
ĐH thực hành hiện đang là thế mạnh của du học Đức so với du học ĐH các nước khác. ĐH thực hành mang lại cơ hội học tập đa dạng, đào tạo nên nguồn nhân lực không chỉ có kiến thức chuyên môn mà còn có kỹ năng, kinh nghiệm làm việc trong các doanh nghiệp.
ĐH thực hành sẽ cho sinh viên học lý thuyết tại nơi đào tạo, và thực hành tại các doanh nghiệp, trong đó thời gian học lý thuyết và thực hành ngang nhau (tại Đức gọi đó là Duales System – đạo tạo kép) . Sinh viên sẽ học lý thuyết trong 10-14 tuần rồi sau đó đi thực hành trong khoảng thời gian tương đương. Chu kì này sẽ lặp lại liên tục cho đến khi kết thúc khóa học 3 năm. Sau khi tốt nghiệp sinh viên nhận bằng Cử nhân (Bacherlor) và được học tiếp lên Thạc sĩ.
Tuy nhiên yêu cầu đầu tiên của sv theo học ĐH thực hành là phải được một doanh nghiệp Đức nhận vào thực hành.
-
Berufschule- trường nghề
Việc lựa chọn du học nghề cũng góp phần thay đổi tình trạng “học chay”, “thừa thầy thiếu thợ” mà Việt Nam đang phải đối mặt với thời gian thực hành 60%, học lý thuyết 40%.
Học nghề tại Đức là hướng đi mới vì dù nhu cầu trong ngành này của Đức từ lâu đã rất cao và thiếu, nhưng lại là lĩnh vực hợp tác rất mới giữa Đức và Việt Nam. Nếu so sánh với việc đi làm việc kiếm tiền như đi các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan thì du học nghề điều dưỡng Đức, bạn nhận được số tiền tương đương và sau 3 năm nhận được bằng tốt nghiệp cao đẳng cũng như có thể ở lại làm việc ngay và định cư lâu dài.
Sau đây là những ưu điểm nổi trội nếu so sánh du học Đức và du học các nước Anh/ Úc/ Mỹ…
- Miễn học phí
- Sinh hoạt phí rẻ
- Nền giáo dục tiên tiến bậc nhất
- Cơ hội học tập và thăng tiến cao
- Chất lượng cuộc sống và phúc lợi y tế tốt
- Được khuyến khích ở lại làm việc và định cư lâu dài
3. Điều kiện cần có để du học nghề/ du học Đại học:
Giấc mơ Đức dần trở thành ước mơ của nhiều bạn trẻ nhưng lại chưa nhận biết được đâu là hướng đi dành cho mình. Các bạn có thể quyết định dựa vào điều kiện của bản thân.
- Thứ nhất, du học Đức luôn cần có bằng tốt nghiệp THPT.
- Thứ hai, bằng B1 tiếng Đức là điều kiện bắt buộc.
Sinh viên có thể nhìn vào bảng được LIA so sánh như sau:
* Các thông tin in đậm là ưu điểm tuyệt đối cho việc học tại Đức so với các chương trình du học khác tại Mỹ, Anh, Úc….
– Thu Trang + LIA Team –
Bài viết thuộc bản quyền của Leading International Activation. Vui lòng dẫn nguồn khi chia sẻ bài viết. Xin cảm ơn!
Tổ chức giáo dục LIA hiện cung cấp các dịch vụ tư vấn, đào tạo tiếng Đức cho các chương trình du học nghề điều dưỡng, du học phổ thông, trại hè tiếng Đức và du học đại học. Hãy ghé thăm LIA để tìm hiểu thêm về các cơ hội tuyệt vời tại Đức dành cho bạn!