Đa số gia đình khá giả ở Việt Nam, họ thường cho con cái của họ đi du học hay chính bản thân của họ cũng muốn ra nước ngoài định cư vì rất nhiều lý do. Nhưng lý do chính vẫn là vì tương lai của con cái do nền giáo dục cũng như cuộc sống ở Âu Mỹ tốt hơn VN về mọi mặt.
Trong thời gian gần đây, việc đi du học lại ngày càng trở nên phổ biến và có 2 quốc gia đặc biệt hấp dẫn với các bạn du học sinh là Nhật Bản và Đức. Tuy nhiên nhiều bạn vẫn còn đang băn khoăn giữa 2 đất nước này. Một nước là top đứng đầu châu Á, một nước là top đứng đầu châu Âu.
Vậy hôm nay, thử nói về hai quốc gia Đức Nhật, để xem có điểm nào giống và khác nhau về mặt lịch sử cũng như về văn hóa và cách sống của công dân hai nước Đức và Nhật như thế nào.
Nói đến nước Nhật là người ta thường nghĩ ngay đến tinh thần võ sỹ đạo rất cao của người Nhật hoặc liên tưởng tới hoa Anh đào thường nở vào mùa Xuân ở Nhật bản và hình ảnh hoa Anh đào đã được xem như Quốc Hoa và được lấy làm biểu tượng cho nước Nhật ngày nay.
Tuy nước Nhật không rộng như Đức, nhưng dân số khoảng hơn 100 triệu dân, trong khi Đức chỉ có 82 hay 83 triệu (do có khoảng hơn một triệu di dân tràn vào Đức năm 2015, nên dân số ở Đức cũng tăng lên đáng kể).
Nhưng cho dù số dân của hai nước nhiều hay ít, thì điểm chung của hai quốc gia Đức và Nhật đều giống nhau ở chỗ là dân số ngày càng già đi, cho nên nước Đức mới ra luật là cho phép những đứa trẻ sinh ra ở Đức từ năm 2000 trở xuống, nếu có cha hay mẹ sống 8 năm hợp pháp trở lên và sở hữu thẻ định cư dài hạn,thì đứa trẻ đó sẽ tự động mang hai quốc tịch cho đến khi 18 tuổi và chậm nhất là 23 thì đứa trẻ đó phải chọn một trong hai quốc tịch. Về mặt quốc tịch thì Nhật lại khác Đức, những đứa trẻ sinh ra ở Nhật chỉ được mang quốc tịch Nhật nếu cha hoặc mẹ của chúng là người Nhật và chúng cũng được mang hai quốc tịch cho tới 21 tuổi và bắt buộc phải chọn lựa quốc tịch giống như ở Đức
Sau thế chiến thứ hai, thì cả Đức và Nhật đều chỉ là đống tro tàn và đổ nát. Nhưng 70 năm trôi qua, khi mọi quá khứ của hai nước đã thuộc về lịch sử , thì nước Đức trở thành một cường quốc kinh tế và đứng đầu trong khối châu Âu ,còn Nhật cũng trở thành một đất nước đứng đầu ở châu Á về kinh tế và mọi mặt. Và đương nhiên cuốn hộ chiếu của hai quốc gia này cũng được xếp vào một trong những hộ chiếu có giá trị nhất và luôn được coi trọng khi đi qua mọi cửa khẩu quốc tế
Về mặt nhập cư, thì chính phủ Nhật luôn chủ trương không nhận các di dân đến từ Trung Đông, vì họ sợ những di dân này sẽ làm hỏng đi mọi giá trị về cách sống và văn hóa Nhật vốn đã đi vào nề nếp từ lâu, nhưng cái quan trọng là nỗi lo về khủng bố không bị nặng nề như ở Đức và nhất là Pháp.
Còn về an sinh xã hội thì cả hai nước đều có, nhưng an sinh xã hội ở Nhật luôn ưu tiên cho công dân Nhật, còn đối với người nước ngoài thì hầu như rất ít cơ hội để được hưởng an sinh xã hội từ Nhật. Chỉ có an sinh xã hội ở Đức là luôn “hào phóng” với tất cả những ai sống trên nước Đức, bất kể đến từ quốc gia nào, mặc dù an sinh xã hội ở Đức đã thay đổi khá nhiều để phù hợp với cuộc sống người dân, nhưng xem ra vẫn “rộng rãi” hơn nước Nhật, cho nên mới có nhiều chuyện “ngược đời ” ở Đức là người ăn xã hội lại sống thoải mái hơn người đi làm đóng thuế hay một gia đình đông con đến từ Trung Đông được lãnh tiền trợ cấp hàng tháng gấp ba lần người đi làm lương cao ở Đức.
Còn chuyện nên đi Đức hay đi Nhật thì rất khó nói, vì không thể qua vài nhận xét về sự giống và khác nhau giữa Đức và Nhật là có thể nói lên hết về cuộc sống của hai nước, vì chưa đủ nói lên tất cả để có thể vội đi đến quyết định là Nhật hay Đức, nơi nào có cuộc sống tốt hơn.
Nói tóm lại, cả hai nước đều có nền kinh tế phát triển ngang nhau, nhưng một bên lại có quá nhiều nặng nề trong công việc và hầu như người phụ nữ Nhật còn bị áp lực gấp đôi mà không hề có một hỗ trợ đặc biệt nào từ chính phủ Nhật nếu họ lỡ làm mẹ đơn thân, trong khi ở Đức thì có vẻ như “thoáng” hơn Nhật về mọi mặt …không rườm rà hay nặng về lề lối phong tục, không bị áp lực nặng nề về công việc như ở Nhật mặc dù tất cả mọi việc ở Đức, dù lớn hay nhỏ vẫn phải luôn theo khuôn khổ của luật pháp, nhưng vẫn tự do và không gò bó …Tuy nhiên, nếu muốn sống ở quốc gia nào thì bắt buộc phải hiểu về quốc gia đó, cho nên việc đi Đức hay đi Nhật thì cũng tùy thuộc vào quan điểm cũng như sự thích nghi cuộc sống của mỗi người.
Nguồn : Sưu tầm