Chắc hẳn với những bạn đã học Cao đẳng/ Đại học Điều dưỡngtại Việt Nam rồi thì việc lựa chọn Du học nghề Điều dưỡng Đức sẽ có những thuận lợi nhất định so với những bạn chưa học ngành này. Một số trường nghề của Đức (đối tác của LIA) đã công nhận bằng cấp Điều dưỡng của Việt Nam. Thuận lợi lớn nhất của các bạn có bằng Điều dưỡng chưa hẳn là tiền lương hay rút ngắn thời gian học tập tại Đức, mà chính là nền tảng tâm lý vững vàng khi đã tiếp xúc với nghề.
Bài viết lần này cho chúng ta hiểu Điều dưỡng người Việt chúng ta “có giá” như thế nào trong mắt người Đức và vì sao được như vậy?
Bài viết sẽ gồm phần chính:
1, Quan niệm về công việc chính của điều dưỡng viên tại VN- tại nước ngoài?
2, Trình độ, Chương trình đào tạo điều dưỡng viên Việt.
3, Khác biệt giữa công việc hàng ngày của Điều dưỡng tại Viêt Nam và Đức
4, Tính cách Điều dưỡng viên Việt trong mắt người Đức
Kết bài: Việc làm cao đẳng tại Việt Nam
1, Quan niệm về công việc chính của Điều dưỡng viên Việt khác gì nước ngoài?
Điều dưỡng viên tại Việt Nam
Trước đây, điều dưỡng ở Việt Nam được gọi là Y tá, có nghĩa là phụ tá của bác sĩ. Nhưng ngày nay, Điều dưỡng đã được xem là nghề độc lập trong hệ thống y tế và có nhiều cấp bậc, trình độ được quy định theo Bộ Nội vụ nước ta.
Chính vì công việc của Điều dưỡng viên là chăm sóc sức khoẻ, kiểm tra tình trạng bệnh nhân, kê toa thuốc, phục hồi, dự phòng bệnh tật, trị liệu cho bệnh nhân,… nên Điều dưỡng viên là người kết hợp các chuyên ngành khác nhau trong chăm sóc sức khoẻ bệnh nhân.
Tuy quan trọng là vậy, tại Việt Nam, Điều dưỡng viên chưa được coi trọng đúng mức so với thực tế những gì mà họ mang lại.
Thực tế tại Việt Nam, cứ một bác sĩ thì có 1,5 điều dưỡng trong khi tối thiểu Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo là 4 điều dưỡng/ bác sĩ (nên công việc điều dưỡng viên thường quá tải). Và nhìn chung, Điều dưỡng viên tại Việt Nam vẫn gặp những rủi ro như bị đâm vật sắc nhọn vào tay dù đã đeo găng tay, nên dễ mắc các bệnh lây nhiễm qua đường máu.
Điều dưỡng viên tại nước ngoài
Tại các nước phát triển như Đức, Anh, Mỹ,… Điều dưỡng viên rất được kính trọng, được nâng cao vai trò trong việc quản lý các cơ sở y tế, bệnh viện. Ở các nước phát triển, máy móc thiết bị tại bệnh viện hiện đại, ví dụ ngay như việc nâng đỡ người bệnh cũng sẽ có máy móc hỗ trợ.
Nhưng dù máy móc có hiện đại tới đâu thì cũng không thể thay thế vai trò của một Điều dưỡng viên chăm sóc. Họ là người chăm sóc dựa vào cảm xúc và nhu cầu đa dạng của mỗi bệnh nhân. Họ là người truyền đạt thông tin giữa bác sĩ và bệnh nhân, là người tư vấn trò chuyện giúp người bệnh vượt qua căng thẳng tâm lý, mà để làm được điều đó, họ phải có kỹ năng phân tích tình hình bệnh lý và tâm lý để giúp đỡ ng bệnh không chỉ hồi phục mà còn duy trì và nâng cao sức khoẻ nhằm rút ngắn ngày nằm viện. Và cuối cùng, họ còn là người bảo vệ người bệnh nhằm mang lại những điều tốt đẹp nhất cho người bệnh. Họ còn phải làm công tác nghiên cứu và đàm thoại với các chuyên gia về chăm sóc lâm sàng.
2. Chương trình đào tạo Điều dưỡng Việt
Mục đích đào tạo tại Việt Nam: đào tạo nhân lực chất lượng cao theo cơ cấu khung của hệ thống giáo dục quốc dân, đúng quy định pháp luật.
a. YÊU CẦU ĐẦU VÀO
– Với hệ Đại học yêu cầu đầu vào tối thiểu 18đ- 24/ 3 môn. Sinh viên sẽ học đầy đủ các môn trong 4 năm Đại học, học tất cả các môn chung và kĩ năng mềm: triết, ngoại ngữ, tin học… Sinh viên ra trường sẽ được cung cấp đủ kiến thức chuyên sâu trong ngành Điều dưỡng.
– Với những trường Cao đẳng, đầu vào xét điểm học bạ THPT thường yêu cầu điểm phẩy trung bình 5.0 trở lên, xét điểm từ cao xuống thấp. Sinh viên Cao Đẳng học 3 năm, năm đầu học lý thuyết, 2 năm sau học lý thuyết song song thực hành.
– Với hệ Trung cấp xét học bạ cấp 3, từ trên xuống dưới. Sinh viên học những kiến thức cơ bản nhất chỉ trong 2 năm.
b. HỆ THỐNG ĐÀO TẠO BÀI BẢN:
– Tại Việt Nam, học Điều dưỡng chuyên về chăm sóc, học Y sĩ thì chuyên về bệnh lý và thuốc.
– Tất cả sinh viên đều được học các môn chung: ngoại ngữ, tin học, kĩ năng mềm, triết học, chính trị…
– Trong quá trình học: Học hết 1 trình(môn) đi kiến tập tại viện ít nhất 1 tháng, hoặc trong quá trình học thì xen kẽ1 tháng lý thuyết – 1 tháng thực hành (hầu hết).
– Một số trường tại Hà Nội chuyên đào tạo về Điều dưỡng có những điều kiện tốt về kiến thức, thực hành, cơ sở vật chất cho sinh viên Điều dưỡng.
* LÝ THUYẾT
– Chương trình học: gồm các chuyên khoa như Nội khoa, Ngoại khoa, Sản khoa, Nhi khoa, Truyền nhiễm, Lão khoa, Phục hồi chức năng.
– Thi trong quá trình học: thi lý thuyết và thi lâm sàng.
- Thi lý thuyết sẽ có bài ktra hàng tuần hệ số 1 và 2. Bài thi hết môn dùng để xét qua trình độ, nếu không sẽ qua phải học lại. Tỷ lệ được khảo sát tại trường Đại học kỹ thuật Y dược Đà Nẵng là 65/75 người đạt qua môn (85%). Giáo viên của trường chính là các bác sĩ chấm bài thi.
- Thi lâm sàng: Do chuyên gia tại bệnh viện cùng giáo viên trong trường kiểm tra, đánh giá.
* THỰC HÀNH
– Nội dung thực tập: thực hành kiến thức chuyên môn về điều dưỡng theo từng chuyên khoa.
Ví dụ: tìm hiểu các mặt bệnh, triệu chứng, thuốc, cách điều trị chăm sóc bệnh nhân vs từng chuyên khoa.
Khi thi thực hành, các bác sĩ, điều dưỡng viên chuyên nghiệp đều khó tính hơn để sinh viên được tru rèn.
* CHĂM SÓC CHUYÊN MÔN:
Điều dưỡng theo dõi bệnh nhân, đánh giá trình trạng bệnh nhân, thực hiện chăm sóc theo y lệnh của bác sĩ: Thực hiện tất cả các thủ thuật tiêm truyền, thay rửa vết thương, cho bệnh nhân uống thuốc và hồi phục người bệnh.
*CHĂM SÓC CÁ NHÂN:
Điều dưỡng cũng động viên tinh thần người bệnh, theo dõi đánh giá quá trình điều trị (theo dõi người bệnh có tương thích vs quá trình điều trị ko), đảm bảo chế độ dinh dưỡng, chăm sóc và vệ sinh thân thể (nhiễm trùng…).
c. TIÊU CHUẨN ĐẦU RA
– Kì thi tốt nghiệp ( viết và thực hành): Tổng kết quá trình học tập bằng 1 bài thi cuối khoá.
Nhiều sinh viên k thậm chí không tốt nghiệp nổi vì thực hành chấm điểm trên bệnh viện khá khó, tỷ lệ đạt thực hành trong lần đầu tiên thi không cao. Sinh viên phải thực hiện đúng quy trình vô khuẩn, từng bước quy trình trên chính bệnh nhân thực. Trong suốt bài thi sẽ có giáo viên đứng cạnh chấm điểm và hỏi ý kiến cả bệnh nhân nữa.
– Sinh viên tốt nghiệp ra trường sẽ cung cấp đội ngũ chuyên viên điều dưỡng lành nghề, đạt tiêu chuẩn.
3, Khác biệt giữa công việc hàng ngày của Điều dưỡng tại Viêt Nam và Đức
Dưới đây là cảm nhận cá nhân của một bạn học viên đã học và thực hành Điều dưỡng tại Việt Nam 1 năm, và hiện đã làm việc tại Đức 1 năm.
- Tính chất công việc
- Ở Việt Nam: Mỗi ngày bạn chuẩn bị dụng cụ, tiêm truyền cho bệnh nhân, theo dõi dịch truyền. Đó là toàn bộ công việc.
- Ở Đức: Mỗi ngày đến bạn giúp các ông bà bệnh nhân của mình : lau người, đánh răng rửa mặt rồi đưa ông bà ra ngoài. Nếu bệnh nhân mà bị bệnh lý gì đó thì phải theo dõi và làm các biện pháp phòng ngừa bệnh. Ví dụ như bệnh loét ép (thường gặp nếu bệnh nhân nằm liệt giường) thì ở Việt Nam sẽ bỏ qua vấn đề này, nhưng ở Đức sẽ có các biện pháp phòng ngừa triệt để.
- Thái độ làm viêc
- Ở Việt nam: Điều dưỡng viên thường có thái độ khá “kênh kiệu” với bệnh nhân, ít người có thể ân cần được. Có lẽ do nhiều việc quá, hoặc thói quen từ xưa nay vốn vậy rồi khó thay đổi.
- Ở Đức: Dù không có luật nào yêu cầu về thái độ, nhưng Điều dưỡng ở Đức luôn coi trọng, tôn trọng bệnh nhân của mình.
- Kiến thức
- Ở Việt Nam: “Mình cảm thấy công việc chỉ dừng lại ở việc tiêm truyền”. Với các bệnh lý khác nhau, Điều dưỡng sẽ không biết phải xử lý như thế nào, chỉ làm theo chỉ định hướng dẫn của bác sĩ. Tiêm truyền chỉ là những thủ thuật đơn giản, nếu chỉ lặp lại thủ thuật này kiến thức thì sẽ bị hổng rất là lớn.
- Ở Đức: Họ quan trọng việc Điều dưỡng phải có kiến thức hơn. Đối với các loại bệnh khác nhau thì Điều dưỡng viên tại Đức luôn biết mình phải xử lý như thế
4 . Tính cách của Điều dưỡng viên Viẹt trong mắt người Đức
Bản chất người Việt Nam theo truyền thống Phương Đông:
- Chăm chỉ, trung thực, cẩn thận, chu đáo, ngoan ngoãn, tốt bụng
- Thông minh, nhận thức tốt, không ngại gian khổ
- Dễ hoà hợp vs môi trg mới, có ý thức hoàn thiện bản thân
- Yêu thích ngành nghề điều dưỡng, có tấm lòng nhân hậu thích được chăm sóc giúp đỡ mọi người; chăm chỉ, nhanh nhẹn, trung thực, thật thà;
Văn hoá dân tộc
- Ông bà ở nhà hay tâm sự, nuôi dạy từ nhỏ, sống chung nhiều thế hệ dưới 1 mái nhà
- Truyền thống người Việt được nuôi dạy kính trên nhường dưới,kính trọng người già
Hành vi thái độ làm việc:
- Tôn trọng, Quan tâm chăm sóc bệnh nhân chu đáo.
- Lễ phép
Chúng ta hãy cùng xem Điều dưỡng người Việt được các doanh nghiệp tại Đức yêu quý ra sao nhé: https://www.abendblatt.de/region/norderstedt/article215371209/Norderstedt-kaempft-gegen-Mangel-an-Pflegekraeften.html
VIỆC LÀM CAO ĐẲNG TẠI VN:
Tỷ lệ đăng ký nhóm ngành trong kỳ thi Đại học 2017 (nguồn: Thống kê bộ GD-ĐT)
Tuy nhiên, tỷ lệ sinh viên đăng ký ngành học này luôn cao nhất (dựa trên số liệu thí sinh đăng ký ngành thi Đại Học năm 2017). Có lẽ cũng bởi dân Việt hiểu rằng với số lượng dân số đông như hiện nay của nước ta, sẽ “tạm thời ” trong tình trạng “Học Y không lo thất nghiệp”. Tất nhiên, tình hình này sẽ không kéo dài mãi.
Hiện nay, các bạn trẻ Điều dưỡng tại Việt Nam vẫn chọn Du học nghề Điều dưỡng Đức với 2 lý do chính:
- Mức lương tại Đức xứng đáng hơn cho công sức của các bạn (gấp 56 lần )
- Cơ hội việc làm tại Đức 100% và chính phủ Đức khuyến khích định cư lâu dài sau 5 năm (từ khi sang Đức)
LIA sẽ giúp đỡ các bạn trong quá trình tìm hiểu, chuẩn bị, sang Đức du học nghề Điều dưỡng và sau khi các bạn có thể định cư, bạn vẫn nhận được sự hỗ trợ sát sao từ LIA – điều mà bạn sẽ không thể tìm thấy ở đâu khác.
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua HOTLINE: 098.668.5400 để được tư vấn chương trình Điều dưỡng 2019 hoàn toàn miễn phí!