BẢO HIỂM CÔNG và BẢO HIỂM TƯ có gì khác?
Như các bạn đã biết, bảo hiểm là một “dịch vụ” bắt buộc khi bạn du học điều dưỡng tại Đức muốn sinh sống và làm việc hợp pháp. Có 2 loại bảo hiểm: bảo hiểm công (GKV) và bảo hiểm tư (PKV).
Các hãng bảo hiểm công tại Đức: AOK, TK, Bamber, DAK, BKK, IKK
Các hãng bảo hiểm tư tại Đức: HanseMerkur, Concordia, DBK, Mawista, Care Concept
Nguồn: Deutschlandfunk.de
Một vài điểm khác biệt lớn nhất
Chi phí bảo hiểm công phụ thuộc vào thu nhập còn chi phí bảo hiểm tư phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và tuổi tác của người sử dụng bảo hiểm.
Chi phí BH công sẽ rơi vào khoảng 14,6% tổng thu nhập theo luật
- Lợi ích y tế BH công phần lớn đều giống hệt nhau, tuy nhiên có vài lợi ích riêng đi kèm với chi phí phụ trợ (0,3 – 1,6% thu nhập) phụ thuộc vào quyết định người dùng và thường không kèm chi phí dính dáng đến làm đẹp như dịch vụ làm đẹp răng, da mặt hay các khóa trị liệu thiên nhiên.
Bảo hiểm tư có nhiều mức giá khác nhau dẫn đến lợi ích y tế khi sử dụng bảo hiểm cũng sẽ khác nhau, từ cơ bản cho đến top. Ở mức cơ bản thì bảo hiểm tư có thể được so sánh ngang với bảo hiểm công, và ở mức top thì mọi lựa chọn về bác sĩ, bệnh viện, giường bệnh, dịch vụ răng hay các dụng cụ hỗ trợ chữa bệnh đều phụ thuộc vào người dùng.
Khi sử dụng bảo hiểm tư, bạn sẽ phải trả tiền trước và sau đó gửi hóa đơn cho hãng bảo hiểm để chờ thanh toán lại.
Những đối tượng được khuyên sử dụng bảo hiểm tư: Sĩ quan nhà nước và người có thu nhập cao ổn định lâu dài.
Do chúng ta đa phần đều là sinh viên, học sinh, du học điều dưỡng nên công ty LIA sẽ đi sâu hơn vào đặc trưng của bảo hiểm công tại Đức nhé!
Làm gì khi bị ốm?
Khi các bạn du học điều dưỡng Đức đã có bảo hiểm thì hãng bảo hiểm sẽ cấp cho bạn 1 thẻ bảo hiểm để sử dụng khi đi khám bệnh, và thẻ này nên luôn luôn mang theo bên người.
Với thẻ bảo hiểm y tế công (GKV) là bạn có thể có mặt tại phòng khám của bác sĩ đa khoa (allgemein Arzt), bác sĩ phụ khoa (Frauenarzt) gần nhà theo giờ làm việc. Tuy nhiên nếu bệnh không quá cấp tính, và đến khi không có hẹn thì thời gian ngồi chờ có thể từ 1-3 tiếng.
Những gì cần mang theo khi đi đến bác sĩ:
- Thẻ bảo hiểm y tế
- Chuẩn bị triệu chứng bệnh, danh sách số thuốc đã dùng
- Triệu chứng, dị ứng
- Tiếng Đức trên B1 đủ để giao tiếp với bác sĩ, nếu không thì nên có người đi cùng để hỗ trợ
- Tiền để mua thuốc (tại Apotheke) sau khi khám, thường là 5€/loại – tiền hộp, tiền thuốc sẽ được hãng bảo hiểm chi trả
Thông thường khi bác sĩ cho toa thuốc cũng sẽ dặn bạn liều lượng, nhưng dĩ nhiên trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, Công ty LIA khuyên bạn nên đọc trước hướng dẫn sử dụng (Anleitung) trong từng hộp thuốc.
Ngoài ra, nếu có nhu cầu khám, kiểm tra tại các bác sĩ chuyên khoa như tai mũi họng, bạn vẫn phải đến bác sĩ gia đình trước, trình bày hoàn cảnh và xin giấy khám từ đây.
Tình huống nguy cấp?
Nếu bạn bị thương hay rơi vào tình huống nguy cấp vào cuối tuần, ngày lễ – các phòng khám đều không làm việc thì bạn có thể gọi trực tiếp 112 để được Cứu hỏa đưa bác sĩ đến hoặc đến thẳng bệnh viện.
Notruf 112 và các câu hỏi nên chuẩn bị, nguồn: radiogong
Trong trường hợp không quá mức cần thiết cấp cứu nhưng vẫn muốn được trị liệu thì có thể tìm notdienst apotheke – nhà thuốc gần nơi bạn ở (Tips: Trước mỗi apotheke sẽ thường dán 1 tờ giấy giờ làm việc và 1 tờ giấy thông báo notdienst apotheke ở khu vực đó)
Nguồn: DAZ online
Quyền lợi kể cả khi bạn không bị ốm?
Đừng lo lắng về số tiền bảo hiểm mỗi bạn du học sinh điều dưỡng Đức phải đóng mỗi tháng là thừa kể cả khi bạn không bị ốm đau gì. Vì bạn vẫn có thể đặt hẹn với các bác sĩ gia đình (allgemein Arzt) để kiểm tra tổng quát như:
- kiểm tra máu, tổng quát 2 năm 1 lần
- kiểm tra răng 6 tháng 1 lần
- tẩy cao răng 1 năm 1 lần
- Nhổ răng khôn
- kiểm tra phụ khoa cho các bạn nữ 6 tháng 1 lần (ung thư, vi khuẩn có liên quan đến cơ quan sinh sản)
- Tiêm phòng cúm, viêm gan A, B, …và bạn cũng nên có sổ tiêm phòng riêng (Impfpass) để đảm bảo quyền lợi bảo hiểm của bản thân
Tips khi đi khám tại phòng khám nha khoa: Bạn được quyền kiểm tra răng miệng mỗi 6 tháng 1 lần do bảo hiểm chi trả. Tuy nhiên, trước khi đặt lịch hẹn để sử dụng tiếp bất kỳ dịch vụ làm răng nào, bạn nên hiểu rõ ràng tất cả những dịch vụ bạn sử dụng và có thể hỏi trực tiếp bác sĩ/ thư ký là khoản nào bảo hiểm trả khoản nào bạn sẽ phải trả để tránh dùng xong dịch vụ và hóa đơn tới tấp. Tuy nhiên, nếu chịu khó đi khám răng theo định kỳ thì khi cần sử dụng dịch vụ trám, làm răng, bảo hiểm sẽ chi trả 1 phần cho các bạn.
Vậy nên các bạn du học sinh, du học điều dưỡng tại Đức hãy lưu giữ những thông tin bổ ích từ Công ty LIA – du học nghề điều dưỡng Đức cũng như chia sẻ cho các bạn nào chưa biết để đảm bảo quyền lợi cũng như trách nhiệm của mình khi tham gia bảo hiểm tại Đức nhé!
Công ty LIA rất hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích được cho các bạn học sinh, sinh viên có nhu cầu được học tập, làm việc và định cư tại Đức.
Để tìm hiểu thêm cuộc sống tại Đức, lộ trình định cư tại Đức, cũng như thông tin về quyền lợi của các bạn khi theo chương trình du học nghề điều dưỡng tại Đức, các bạn học sinh và quý phụ huynh vui lòng liên hệ:
Hotline: 098.668.5400.
Website: lia.edu.vn
VP Việt Nam: tầng 4, số 89, Nguyễn Ngọc Nại, Thanh Xuân, Hà Nội.
VP Đức: Hahnenkamp 1, 22765 Hamburg.
*Bài viết thuộc bản quyền của Leading International Activation. Vui lòng dẫn nguồn khi chia sẻ bài viết. Xin cảm ơn!*